Giải đáp các thắc mắc về công nghệ phun sơn tĩnh điện

Ngày đăng: 10-12-2020

Để giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về các kiến thức cơ bản liên quan đến công nghệ súng phun sơn tĩnh điện trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Yourtech sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan, cụ thể như sau.

1. Công nghệ phun sơn tĩnh điện khác gì với sơn thường?

So với sơn thường, công nghệ sơn tĩnh điện ưu việt hơn bởi, không phải dùng tay quét sơn thủ công như thông thường, mà sẽ thông qua thiết bị gọi là súng phun sơn tĩnh điện. Nhờ có loại súng này, bột sơn sẽ tự động bám vào vật sơn do mang điện tích trái dấu một lớp vừa đủ một cách đơn giản và nhanh chóng.

Thêm vào đó, sơn truyền thống cần lớp lót nhưng sơn tĩnh điện lại không hề, điều này tiết kiệm hơn cho doanh nghiệp rất nhiều khi thực hiện.

Súng phun sơn cầm tay và Robot phun son tĩnh điện Intech - Công nghệ Đức sản xuất tại Ấn Độ

Súng phun sơn cầm tay và Robot phun sơn tĩnh điện Intech – Công nghệ Đức sản xuất tại Ấn Độ

2. Phun sơn tĩnh điện có gặp lỗi không?

Lỗi do sơn tĩnh điện gây ra với sản phẩm chủ yếu là do quá trình vệ sinh, làm sạch bề mặt trước khi sơn được thực hiện không được đảm bảo. Khâu đầu tiên là vệ sinh sản phẩm trước khi thực hiện, nếu bề mặt không được xử lý tốt sẽ dẫn tới bột sơn bám không đều, lớp sơn sau khi sấy khô bị sần sùi, nổi bóng cá,… Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp như vậy, đối với vùng nhỏ bạn chỉ cần đánh ráp lại vùng đó, phủ lại sơn lên trên như thường. Còn đối với mảng sơn lớn thì sẽ phải cho xử lý lại để đảm bảo tính thẩm mỹ và đồng đều cho sản phẩm.

3. Những ảnh hưởng cụ thể của việc không xử lý bề mặt trước khi sơn tĩnh điện là gì?

Nếu là sơn thường, bạn không cần thực hiện công đoạn này nhưng với sơn tĩnh điện công đoạn này phải được chú trọng thực hiện để tránh các hiện tượng sau:

  • Giảm độ bám dính

Khi vật cần sơn không được xử lý bề mặt trước đó thì sẽ còn dính các vết dầu mỡ, bụi bẩn hay rỉ sét,… do đó khi phun bột sơn lên bột sẽ không bám và phủ đều được vào vật cần sơn. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn sau khi ra thành phẩm: lớp sơn không đều, loang lổ, dễ bong tróc, độ bền thấp.

  • Lớp sơn bị phồng rộp

Hiện tượng thứ 2 xảy ra đối với việc không làm sạch bề mặt trước khi sơn đó là hiện tượng lớp sơn bị phồng rộp hoặc tự động bị bong ra sau một thời gian sử dụng.

  • Ăn mòn dưới màng sơn

Sơn tĩnh điện ngoài tính thẩm mỹ thì chức năng quan trọng nhất là bảo vệ bề mặt vật sơn, nâng cao tuổi thọ sử dụng. Tuy nhiên, nếu bề mặt không được xử lý cẩn thận thì sẽ dẫn tới hiện tượng ăn mòn dưới màng sơn. Hiện tượng này có tác động rất xấu tới độ bền của vật cần sơn, khiến vật sơn nhanh bị oxi hóa hơn do tác động của môi trường.

Bề mặt sơn bị bong tróc do chưa được xử lý

Bề mặt sơn bị bong tróc, rỉ sét do chưa được xử lý

4. Tác dụng của công đoạn xử lý bề mặt vật sơn là gì?

Sản phẩm (kim loại) trước khi đưa vào sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Việc xử lý này nhằm mang lại các yêu cầu sau:

  • Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do khâu gia công cơ khí trước đó)
  • Sản phẩm sạch các vết rỉ sét, ăn mòn do bị oxi hóa
  • Hạn chế việc sản phẩm bị rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
  • Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại
Bề mặt vật sơn sau khi được xử lý

Bề mặt vật sơn sau khi được xử lý

5. Các công đoạn để làm sạch bề mặt vật cần phun sơn tĩnh điện là gì?

Tùy theo vật liệu của vật cần sơn mà khâu xử lý bề mặt được thực hiện nhanh hay lâu, đơn giản hay phức tạp. Bề mặt kim loại thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm và các bể hóa chất. Hệ thống các bể hóa chất bao gồm:

1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ

2. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl

3. Bể chứa nước sạch

4. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt: là chất điều chỉnh bề mặt sản phẩm trước khi qua quá trình xử lý photphat hóa. Nó có tác dụng làm cho bề mặt kết tủa của lớp photphat mịn màng. Giảm tối đa thời gian thực hiện photphat hóa sau này.

5. Bể chứa hóa chất photphat hóa bề mặt: Quá trình này giúp cho sản phẩm tránh rỉ sét trong thời gian chờ phun sơn. Ngoài ra, nó còn giúp tạo một lớp bám dính rất tốt cho lớp sơn bột tĩnh điện.

6. Bể thụ động hóa sản phẩm

7. Bể rửa nước sạch

Mô hình các bể xử lý bề mặt phun sơn tĩnh điện

Mô hình các bể xử lý bề mặt phun sơn tĩnh điện

Các bể này được xây dựng và phủ nhựa composite

Sản phẩm cần sơn tĩnh điện được đựng trong các rọ bằng lưới thép không rỉ, di chuyển lên xuống bằng hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự và thời gian quy định.

Thông tin liên hệ tư vấn miễn phí:

Quý doanh nghiệp đang mong muốn tìm một nhà cung cấp uy tín trên thị trường về máy móc, thiết bị sản xuất cho ngành sơn. Vui lòng liên hệ với Công ty Thương Mại Yourtech theo thông tin dưới đây để được tư vấn, giải đáp chi tiết theo nhu cầu. 

Yourtech chuyên cung cấp các loại bi nghiền như bi sứ (ceramic), bi thủy tinh, bi zirconox trên toàn quốc. Cũng như phân phối nhập khẩu máy nghiềnmáy khuấymáy chưng cất dung môi,… sản xuất công nghiệp. Đồng thời nhập khẩu máy móc thiết bị phòng thí nghiệm. Chúng tôi còn tư vấn thiết kế, lắp đặt dây chuyền đóng gói, dây chuyền phun sơn tĩnh điện.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI YOURTECH

Địa chỉ: L5-36.OT05, Tòa nhà Landmark 5, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: hubert@yourtech.vn

Hotline (tư vấn miễn phí): +84 90 33 44 140

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Mr Hùng (Hubert)
Mr Hùng (Hubert)

Chuyên viên tư vấn

hubert@yourtech.vn

Video

Tư vấn trực tuyến
x

Vui lòng đặt câu hỏi, chúng tôi sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!